Hèm nấu rượu là gì? Tác dụng và cách làm hèm rượu đơn giản nhất

Hèm nấu rượu hay còn gọi là bã rượu – là phần bã còn lại của quá trình nấu rượu truyền thống. Dù thường bị coi là phế phẩm và bị vứt bỏ nhưng hèm nấu rượu lại có thể mang lại nhiều giá trị tuyệt vời không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu hèm nấu rượu là gì và cách làm hèm rượu tại nhà đơn giải nhất nhé.

Tìm hiểu về công dụng và cách làm hèm nấu rượu
Tìm hiểu về công dụng và cách làm hèm rượu

Hèm nấu rượu là gì?

Hèm nấu rượu hay hèm rượu là phần bã còn lại sau khi lên men các nguyên liệu như gạo, bếp hoặc ngũ cốc dùng để nấu rượu. Trong quá trình nấu rượu truyền thống thường gồm các công đoạn như ủ gạo với men rượu, lên men, chưng cất và tạo ra rượu. Hèm nấu rượu chính là phần xác của gạo, men và một lượng nhỏ rượu còn sót lại sau quá trình chưng cất.

Hèm rượu thường có mùi men rượu đặc trưng, nhẹ nhàng và có vị chua thanh. Màu của hèm nấu rượu thường là màu trắng ngà hoặc hơi vàng nhạt, tùy thuộc vào nguyên liệu lên men rượu.

Dù hèm nấu rượu thường được xem là phụ phẩm nhưng hèm rượu lại có thể mang lại nhiều ứng dụng trong cuộc sống như chế biến thực phẩm, làm đẹp và trong nông nghiệp.

Hèm nấu rượu dùng để làm gì?

Dưới đây là một số lợi ích mà hèm nấu rượu mang lại, cùng tham khảo nhé.

Sử dụng trong chế biến thực phẩm

Hèm nấu rượu được sử dụng để ướp thịt, cá hoặc các loại thực phẩm trước khi nấu. Enzyme và axit trong hèm rượu giúp thực phẩm mềm, thấm gia vị nhanh hơn và mang lại hương vị đậm đà, độc đáo.

Ngoài ra, hèm nấu rượu còn được dùng trong một số loại bánh như bánh men, bánh bò để giúp bột nở tự nhiên và tạo mùi vị đặc trưng. Ở một số vùng quê Việt Nam, hèm rượu còn được dùng để làm nguyên liệu nấu canh hoặc chế biến các món ăn dân dã. Cá ướp hèm rượu chiên hoặc nướng sẽ có vị chua nhẹ, thơm, ngon đặc trưng.

Hèm nấu rượu sử dụng trong chế biến thực phẩm
Hèm nấu rượu sử dụng trong chế biến thực phẩm

Mang lại lợi ích về sức khỏe

Hèm nấu rượu chứa vi sinh vật có lợi và enzyme tự nhiên từ quá trình lên men rượu. Do vậy, khi ăn hèm rượu sẽ hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng đường ruột và giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Đồng thời, các axit hữu cơ và enzyme còn góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ cơ thể đốt cháy năng lượng hơn. Nếu bạn đang muốn giảm cân hoặc duy trì vóc dáng hãy thử ăn hèm rượu, sẽ mang lại kết quả bất ngờ đấy. Ngoài ra, một số hợp chất từ gạo, nếp, ngô,… nấu rượu còn sót lại trong hèm có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và lão hóa sớm.

Giúp làm đẹp và chăm sóc da

Hèm nấu rượu từ lâu đã được ứng dụng trong các liệu pháp làm đẹp tự nhiên, đặc biệt là chăm sóc da. Hèm rượu chứa axit tự nhiên, giúp loại bỏ tế bào chết trên da, mang lại làn da sáng mịn và giúp làm mờ các vết thâm nám nhẹ nếu sử dụng thường xuyên.

Các dưỡng chất trong hèm rượu còn giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, kiểm soát dầu thừa trên da, từ đó giảm thiểu tình trạng nổi mụn, đặc biệt là mụn đầu đen. Nhiều người sử dụng hèm rượu như mặt nạ tự nhiên để dưỡng da tại nhà bởi khả năng cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, giúp da mềm mại và khỏe mạnh.

Làm thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp

Không chỉ là nguyên liệu để tẩm ướp thịt cá, hỗ trợ làm đẹp, hèm nấu rượu còn là nguồn dinh dưỡng giá rẻ nhưng có giá trị cao với các loại gia súc, gia cầm.

Nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng, hèm rượu được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi và phân bón cho cây trồng. Việc sử dụng hèm rượu giúp đất tơi xốp hơn và cải thiện chất lượng thịt, trứng của gia súc, gia cầm.

Hỗ trợ lên men và bảo quản thực phẩm

Hèm nấu rượu còn được sử dụng để làm rau củ muối chua hoặc lên men các thực phẩm khác. Axit từ hèm giúp thúc đẩy quá trình lên men nhanh hơn, đồng thời tăng cường hương vị cho món ăn.

Hướng dẫn cách làm hèm nấu rượu đơn giản nhất

Hèm nấu rượu có thể tự làm tại nhà không chỉ để nấu rượu mà còn sử dụng cho các mục đích khác. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn có thể tự làm hèm rượu đơn giản nhưng đảm bảo chất lượng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu để làm hèm nấu rượu sau:

– 1kg gạo tẻ hoặc gạo nếp (gạo nếp thường cho chất lượng rượu ngon hơn);

– 2-3 viên men rượu (tùy loại men và chất lượng men);

– Nước sạch;

– Hũ hoặc thố sành, thủy tinh (không nên dùng nhựa bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng rượu);

– Khay đựng cơm nguội;

– Dụng cụ nghiền hoặc giã men;

– Khăn vải sạch để đậy nắp hũ.

Viên men rượu được dùng để làm hèm nấu rượu
Viên men rượu được dùng để làm hèm nấu rượu

Quy trình làm hèm nấu rượu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu cùng dụng cụ trên, bạn thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

– Vo gạo 2-3 lần để loại bỏ tạp chất;

– Ngâm gạo trong nước sạch khoảng 6-8 tiếng (hoặc để qua đêm) để gạo mềm;

– Sau khi ngâm xong, nấu gạo với lượng nước vừa đủ để cơm không bị nhão hoặc khô;

– Xới cơm ra rổ hoặc khay lớn để nguội.

Bước 2: Chuẩn bị men rượu

– Nghiền nhuyễn men rượu thành bột mịn (đảm bảo men được nghiền kỹ để khi trộn với cơm được đồng đều);

– Trộn men đã nghiền với cơm nguội và dùng tay trộn đều;

Bước 3: Ủ cơm rượu

– Cho cơm đã trộn men vào hũ kín để ủ;

– Không nên nén quá chặt để không khí lưu thông dễ dàng, hỗ trợ quá trình lên men tốt hơn;

– Đậy kín miệng hũ bằng khăn sạch để tránh bụi bẩn hoặc côn trùng xâm nhập;

– Đậy thêm nắp hũ nhưng không siết quá chặt, để một lượng khí nhỏ có thể thoát ra trong quá trình lên men.

Thời gian ủ cơm rượu trong khoảng 5-7 ngày. Trong thời gian này, cơm sẽ lên men, tạo ra mùi thơm đặc trưng và chảy ra nước rượu.

Bước 4: Hoàn thành xong hèm nấu rượu

Sau 5-7 ngày, hỗn hợp cơm ủ đã có mùi thơm của rượu và men. Bạn cần tách phần nước (nếu muốn dùng rượu), lúc này bạn sẽ thu được hèm rượu có màu trắng ngà hoặc hơi vàng.

Hèm rượu có thể sử dụng ngay hoặc bảo quản trong hũ kín, để trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Lưu ý:

Không được để hũ cơm rượu ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh, bởi nhiệt độ không ổn định sẽ ảnh hưởng đến quá trình lên men.

Hèm rượu lên men hoàn chỉnh có thể sử dụng ngay trong nấu ăn, làm đẹp hoặc làm phân bón. Chỉ nên dùng hèm nấu rượu mềm, thơm mùi men rượu, không bị mốc và có bị chua nhẹ. Không nên sử dụng hèm đã có dấu hiệu mốc hoặc có mùi lạ.

Hèm nấu rượu để được bao lâu?

Hèm nấu rượu có thể sử dụng được lâu nếu bạn biết cách bảo quản chính xác. Tuy nhiên, thời gian bảo quản của hèm rượu còn phụ thuộc vào các yếu tố như cách thức bảo quản, nhiệt độ, và tình trạng của hèm sau khi chế biến.

Hèm nấu rượu để được bao lâu?
Hèm nấu rượu để được bao lâu?

Hèm nấu rượu có thể để được trong khoảng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng, 1-2 tuần trong tủ lạnh và 1-2 tháng khi được đông lạnh. Nhưng để đảm bảo chất lượng, bạn nên sử dụng hèm rượu trong vòng vài ngày đến 1 tuần sau khi chế biến để tận dụng hết các giá trị dinh dưỡng và hương vị tự nhiên của nó.

Lưu ý khi bảo quản hèm nấu rượu:

– Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra xem hèm rượu có mùi lạ, mốc hay có dấu hiệu bị hỏng không. Nếu hèm có mùi khó chịu hoặc có sự xuất hiện của nấm mốc, không nên sử dụng;

– Phải bảo quản hèm nấu rượu trong các hũ thủy tinh hoặc sành, đậy kín để tránh bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập;

– Mỗi lần lấy hèm nấu rượu ra sử dụng, bạn nên đóng kín lại ngay để tránh hèm tiếp xúc quá lâu với không khí bởi hèm có thể bị ôi thiu hoặc lên men quá mức.

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về hèm nấu rượu là gì, tác dụng và cách làm hèm rượu đơn giản nhất. Để thu được chất lượng hèm rượu tốt nhất hãy thử sử dụng nồi nấu rượu để tự sản xuất và giúp tối ưu chi phí hơn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về những công dụng mới của hèm rượu và cách làm cực dễ tại nhà nhé.

Bài viết liên quan

Tổng hợp các cách nấu cháo giải rượu đơn giản, hiệu quả nhanh

Với vô vàn các phương pháp giải rượu khác nhau, cháo vẫn được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu nhờ hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu ngay, các công thức nấu cháo giải rượu đơn giản được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới […]

Xem thêm

Tổng hợp các cách nấu nước giải rượu đơn giản, hiệu quả cao

Tết đến, những buổi sum họp gia đình, bạn bè với rượu bia là điều không thể thiếu. Để giảm thiểu những tác động không mong muốn của rượu bia đến sức khỏe, hãy tham khảo ngay những cách nấu nước giải rượu được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Nội dung1 […]

Xem thêm

Nấu món gì giải rượu vừa đơn giản, vừa hiệu quả nhanh chóng

Đau đầu, mệt mỏi sau khi uống rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn? Bạn đang băn khoăn không biết nấu món gì giải rượu? Để nhanh chóng lấy lại tinh thần, thể trạng, hãy tham khảo ngay những món ăn giải rượu mà chúng tôi gợi ý trong […]

Xem thêm

Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng thơm ngọt, chất lượng

Rượu nếp cái hoa vàng là một trong những loại rượu truyền thống được yêu thích nhờ hương vị đậm đà, ngọt thanh đặc trưng. Bạn đã bao giờ muốn tự tay thử sức với cách nấu rượu nếp cái hoa vàng ngay tại nhà chưa? Hãy cùng noinauruou.com khám phá quy trình chi tiết […]

Xem thêm

Cách nấu rượu thủ công đơn giản, dễ thực hiện

Nấu rượu thủ công là một nét đẹp truyền thống lâu đời, gắn liền với văn hóa của nhiều vùng quê Việt Nam. Từ việc chọn nguyên liệu như gạo nếp ngon, men rượu tự nhiên cho đến quá trình lên men và chưng cất, tất cả đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên […]

Xem thêm

Cách xây lò nấu rượu bằng củi an toàn, đúng chuẩn

Lò nấu rượu là thiết bị quan trọng trong quy trình sản xuất rượu truyền thống. Việc xây lò nấu rượu bằng củi yêu cầu sự khéo léo và tuân thủ quy tắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xây lò nấu rượu bằng củi […]

Xem thêm