Cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện đơn giản, nhanh chóng

Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, cơm rượu là một món ăn truyền thống không thể thiếu, đặc biệt trong các dịp lễ quan trọng như Tết Đoan Ngọ. Nhiều người nghĩ rằng việc làm cơm rượu khá phức tạp và tốn thời gian nhưng thực tế, cơm rượu hoàn toàn có thể làm được ở nhà thông qua các bước cực kỳ đơn giản. Tham khảo ngay cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện đơn giản, nhanh chóng được chúng tôi chia sẻ dưới đây để biết thêm chi tiết!

Cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện đơn giản, nhanh chóng
Cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện đơn giản, nhanh chóng

Cơm rượu là gì? Cơm rượu có tác dụng gì?

Cơm rượu hay rượu nếp cái là loại đồ ăn/đồ uống có cồn không qua chưng cất, được làm bằng cách nấu chín gạo nếp, đợi nguội bớt, trộn với men rượu rồi ủ cho lên men.

Đây là món ăn đặc trưng trong các dịp lễ Tết của người Việt, mang đậm nét văn hóa truyền thống được ông bà xưa lưu truyền và có hương vị được biến tấu theo đặc trưng từng vùng miền. Cơm rượu được sử dụng phổ biến nhất vào Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) và cũng thường xuất hiện trên mâm cỗ đêm giao thừa hay trong các ngày Tết Nguyên Đán.

Không chỉ là món ăn mang đậm nét truyền thống mà cơm rượu còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ các dưỡng chất và quá trình lên men tự nhiên.

Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của cơm rượu:

  • Thúc đẩy tiêu hóa: Cơm rượu thường được dùng như món khai vị để kích thích hệ tiêu hóa. Nhờ chứa chất xơ và axit tự nhiên, cơm rượu giúp ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, đầy bụng, đồng thời cải thiện hoạt động của đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.
  • Phòng ngừa bệnh tiểu đường: Làm từ gạo nếp lứt hoặc gạo nếp cẩm còn giữ nguyên lớp cám, cơm rượu chứa nhiều chất xơ, vitamin B, lipid, gluxit và protit. Những dưỡng chất này giúp bổ sung dinh dưỡng, giảm đường huyết và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường.
  • Nâng cao sức khỏe tim mạch: Cơm rượu có khả năng giảm cholesterol xấu trong máu, giúp ổn định huyết áp, đặc biệt với người mắc bệnh cao huyết áp. Các hoạt chất như lovastatin và ergosterol trong cơm rượu còn giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nâng cao sức khỏe tim mạch.
  • Hỗ trợ giảm cân: Không chỉ tốt cho tiêu hóa, cơm rượu còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng chuyển hóa chất béo và chất đạm. Nhờ đó, cơm rượu trở thành một món ăn hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát cân nặng.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Cơm rượu, đặc biệt từ nếp cẩm, chứa hàm lượng sắt cao, giúp cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu. Điều này rất hữu ích trong việc phòng ngừa thiếu sắt và giảm nguy cơ thiếu máu.
  • Phòng ngừa các bệnh về xương khớp: Nhờ giữ được hàm lượng canxi và dưỡng chất trong quá trình lên men, cơm rượu làm từ gạo nếp lứt giúp bổ sung canxi tự nhiên, củng cố hệ xương. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lý như loãng xương hay thoái hóa khớp.
  • Hỗ trợ làm đẹp da: Cơm rượu chứa nhiều vitamin B và các dưỡng chất giúp chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm sáng da. Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng cơm rượu làm mặt nạ dưỡng da. Kết hợp cơm rượu với sữa tươi, sữa chua không đường, trứng gà hoặc mật ong để đắp mặt 2-3 lần mỗi tuần, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.

Cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện siêu đơn giản

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để làm cơm rượu miền Bắc ngon chuẩn vị truyền thống, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

  • Gạo nếp (gạo nếp cẩm hoặc nếp lứt): 500g
  • Men rượu thuốc bắc: 6g
  • Nước: 500ml
  • Lá sen hoặc lá chuối, lá dong,…
Nguyên liệu nấu cơm rượu cần chuẩn bị - Cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu nấu cơm rượu cần chuẩn bị – Cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện

2. Các bước cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện

Bước 1: Ngâm gạo nếp

Đem gạo nếp đi vo sạch rồi ngâm gạo trong nước lạnh khoảng từ 4 tiếng đến 6 tiếng cho nở. Sau đó, vớt gạo nếp ra rửa sạch lại với nước lạnh rồi để gạo thật ráo nước.

Bước 2: Nấu cơm nếp

Trước khi đem gạo nếp đi nấu thì cần trộn đều gạo với một chút muối hạt. Ngoài các cách nấu cơm nếp như sử dụng xửng hấp, nấu trên bếp than, bếp củi thì còn một cách đơn giản, tiện lợi hơn là sử dụng nồi cơm điện.

Với cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện này thì bạn chỉ cần đổ gạo đã trộn muối vào nồi rồi thêm nước lọc sao cho mực nước cao hơn mặt gạo nửa đốt ngón tay là được. Tiếp đến, đậy nắp nồi lại rồi ấn nút nấu cơm và chờ cơm chín.

Bước 3: Trộn men thuốc bắc

Sau khi cơm nếp đã được nấu chín thì bạn xới cơm ra khay hoặc ra đĩa rồi dàn đều để cơm nguội bớt nhưng vẫn còn hơi ấm. Tiếp đến, bạn nghiền nhỏ men ra thành bột mịn rồi lọc qua rây để bột men không bị vón cục.

Đợi cơm nguội vừa đủ thì bạn bắt đầu rắc bột men lên cơm. Sau đó, dùng tay trộn đều nhẹ nhàng để cơm nếp và men rượu hòa quyện lại với nhau. Lưu ý, không rắc men vào khi cơm nếp còn quá nóng để tránh nhiệt độ cao làm chết men.

Trộn men thuốc bắc - Cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện
Trộn men thuốc bắc – Cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện

Bước 4: Ủ cơm rượu

Cho cơm nếp đã trộn đều với men rượu vào lọ hoặc bình đã chuẩn bị trước và trong quá trình cho cơm vào thì bạn nên ném nhẹ cơm xuống để quá trình lên men được diễn ra nhanh chóng hơn.

Quá trình ủ cơm rượu thường sẽ mất khoảng 3 đến 5 ngày nhưng có thể rút ngắn xuống tùy vào chất lượng của men rượu. Trong quá trình này, nếu bạn thấy bình đựng cơm rượu có mùi thơm và nước từ cơm rượu bắt đầu tiết ra, nếm thử cơm thấy vị ngọt thì tức là cơm rượu đã đạt yêu cầu.

Một số lưu ý quan trọng khi nấu cơm rượu

Để có món cơm rượu ngon và đạt chất lượng, bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Chọn gạo nếp ngon: Gạo nếp chất lượng cao, dẻo thơm sẽ cho cơm rượu có hương vị ngon hơn. Nếp cẩm cũng là một lựa chọn thú vị, giúp món ăn có màu sắc hấp dẫn và giàu dinh dưỡng hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh: Mọi dụng cụ, từ nồi cơm điện, khay, bát đến vải bọc, đều cần được rửa sạch và để khô trước khi sử dụng. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn lạ làm ảnh hưởng đến quá trình lên men.
  • Không để cơm quá nóng khi trộn men: Men rượu sẽ mất tác dụng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao. Hãy đợi cơm nguội bớt và vẫn còn ấm trước khi trộn.
  • Thời gian và nhiệt độ ủ: Quá trình ủ cơm rượu phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu trời lạnh, thời gian ủ có thể kéo dài hơn.
  • Kiểm soát lượng men: Dùng đúng lượng men theo tỷ lệ gạo. Quá nhiều men sẽ làm cơm có vị chua gắt, trong khi quá ít men lại khiến cơm không lên men đủ.

Cơm rượu không chỉ là món ăn truyền thống giàu ý nghĩa văn hóa mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Với cách nấu cơm rượu bằng nồi cơm điện mà chúng tôi đã hướng dẫn bên trên, bạn hoàn toàn có thể chế biến món ăn này ngay tại nhà mà vẫn có được thành phẩm thơm ngon, chuẩn vị. Hãy thử ngay cách làm này bằng chiếc nồi nấu rượu để tận hưởng hương vị ngọt ngào, nồng nàn của cơm rượu và cùng gia đình gìn giữ nét đẹp của phong tục dân gian trong dịp Tết Đoan Ngọ hay bất kỳ thời điểm nào trong năm bạn nhé!

Bài viết liên quan

Tổng hợp các cách nấu cháo giải rượu đơn giản, hiệu quả nhanh

Với vô vàn các phương pháp giải rượu khác nhau, cháo vẫn được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu nhờ hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu ngay, các công thức nấu cháo giải rượu đơn giản được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới […]

Xem thêm

Tổng hợp các cách nấu nước giải rượu đơn giản, hiệu quả cao

Tết đến, những buổi sum họp gia đình, bạn bè với rượu bia là điều không thể thiếu. Để giảm thiểu những tác động không mong muốn của rượu bia đến sức khỏe, hãy tham khảo ngay những cách nấu nước giải rượu được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Nội dung1 […]

Xem thêm

Nấu món gì giải rượu vừa đơn giản, vừa hiệu quả nhanh chóng

Đau đầu, mệt mỏi sau khi uống rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn? Bạn đang băn khoăn không biết nấu món gì giải rượu? Để nhanh chóng lấy lại tinh thần, thể trạng, hãy tham khảo ngay những món ăn giải rượu mà chúng tôi gợi ý trong […]

Xem thêm

Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng thơm ngọt, chất lượng

Rượu nếp cái hoa vàng là một trong những loại rượu truyền thống được yêu thích nhờ hương vị đậm đà, ngọt thanh đặc trưng. Bạn đã bao giờ muốn tự tay thử sức với cách nấu rượu nếp cái hoa vàng ngay tại nhà chưa? Hãy cùng noinauruou.com khám phá quy trình chi tiết […]

Xem thêm

Cách nấu rượu thủ công đơn giản, dễ thực hiện nhất

Nấu rượu thủ công là một nét đẹp truyền thống lâu đời, gắn liền với văn hóa của nhiều vùng quê Việt Nam. Từ việc chọn nguyên liệu như gạo nếp ngon, men rượu tự nhiên cho đến quá trình lên men và chưng cất, tất cả đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên […]

Xem thêm

Cách xây lò nấu rượu bằng củi an toàn, đúng chuẩn

Lò nấu rượu là thiết bị quan trọng trong quy trình sản xuất rượu truyền thống. Việc xây lò nấu rượu bằng củi yêu cầu sự khéo léo và tuân thủ quy tắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xây lò nấu rượu bằng củi […]

Xem thêm