Cách chưng cất rượu gin, quy trình sản xuất truyền thống

Về độ nổi tiếng, rượu Gin không phổ biến bằng rượu Whisky, Brandy, Vodka hay rượu Rum. Nhưng rượu Gin cũng chiếm được một vị thế vững chắc trên thị trường của các dòng rượu mạnh. Vậy rượu Gin là rượu như thế nào? Có những loại rượu Gin nào và cách chưng cất rượu gin là gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay nhé! 

Rượu Gin là gì?

Rượu Gin là một loại rượu mạnh được công nhận trên thế giới với nồng độ cồn từ 34-47%. Rượu Gin được lên men từ ngũ cốc, thảo mộc và có thành phần của quả bách xù (quả Juniper). Ngoài ra, người ta cũng pha chế thêm các thảo mộc khác như rễ cây bạch chỉ, gừng, vỏ cam, chanh…

cách chưng cất rượu gin

Các loại rượu Gin nổi tiếng trên thế giới 

2.1. London Dry Gin

London Dry Gin là một loại rượu được chưng cất nhiều lần với hương thảo mộc. London Dry Gin có vị cay và mùi thơm đặc chưng. Rượu có độ trong suốt như pha lê. 

2.2. Plymouth Gin

Rượu Plymouth là một dòng thuộc rượu Gin vô cùng thơm. Có vị cay của thảo mộc kết hợp cùng hương trái cây khiến cho người uống cảm nhận được hương vị hòa quyện tuyệt vời.

2.3. Old Tom Gin

Old Tom Gin có vị ngọt hơn là rượu London Dry Gin vì được chưng cất với đường và thời gian chưng cất lâu hơn nên có một vị ngọt đặc trưng. 

2.4. Sloe Gin

Sloe Gin là loại rượu được sản xuất bằng cách kết hợp nền Gin với một loại quả mọng nước có tên gọi là mận gai. Sau khi các loại quả được nghiền nhỏ thì được làm ngọt và được ủ với rượu Gin ít nhất là 3 tháng.

Xem thêm: Cách chưng cất rượu Whisky

Cách chưng cất rượu Gin 

Nhìn chung, rượu Gin được sản xuất bằng cách lên men các nguyên liệu và được chưng cất công nghiệp bằng phương pháp patent still. 

Rượu Gin thu được sẽ có độ trong suốt, không có màu và có độ tinh khiết cao. Quá trình chưng cất sẽ được diễn ra qua 2 chu trình. 

Lần đầu tiên, rượu Gin có nồng độ cồn rất cao, khoảng 90%. Lần thứ 2, rượu Gin được chưng cất sẽ được giảm nồng độ cồn của rượu xuống mức tiêu chuẩn. 

Hiện nay, có nhiều cách sản xuất rượu gin hay có nhiều cách chưng cất rượu khác nhau. 

Tại bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về 3 cách chưng cất rượu Gin như sau:

3.1. Chưng cất rượu Gin bằng nồi chưng cất 

Kỹ thuật dùng nồi chưng cất Pot distillation là một phương pháp lâu đời. Người ta dùng nồi chưng cất để chưng cất dung dịch lên men từ mầm lúa mạch hoặc từ các hạt ngũ cốc để thu hồi chất rượu trung gian. 

tháp chưng cất rượu
Sử dụng tháp chưng cất rượu để chưng cất rượu Gin

Sau khi thu hồi được một lượng rượu có nồng độ cao, rượu sẽ được mang đi ủ với các loại thảo mộc phù hợp. 

Sau khi ủ với thảo mộc, rượu được chưng cất thêm một lần nữa để làm giảm nồng độ cồn và giúp các chất có trong thảo mộc được hòa quyện với rượu.

Đôi khi, người sản xuất có nhiều hương thảo mộc khác nhau nên họ cũng ướp và chưng cất thêm một lần nữa. 

Rượu Gin được sản xuất theo phương pháp này có nồng độ cồn thấp. Nếu không có hương vị đặc trưng của thảo mộc, nhiều người bị nhầm lẫn đây là rượu whisky vì có hương vị của mùi gỗ và malt. 

Rượu Holland Gin là loại đặc trưng đại diện cho phương pháp chưng cất truyền thống này. 

3.2. Kỹ thuật chưng cất rượu gin bằng tháp chưng cất (Column distillation) 

Phương pháp chưng cất này có thể cho ra rượu Gin có nồng độ cồn cao đến 96% ngay từ lần chưng cất đầu tiên. 

Nguyên liệu lên men của loại rượu Gin này rất phong phú. Nhà sản xuất có thể dùng ngũ cốc, củ cải đường, mía, khoai tây, cũng có thể dùng đường thành phẩm hoặc bất cứ nguyên liệu nào từ nông nghiệp. 

Hỗn hợp ủ sẽ được đem đi chưng cất trong hệ thống tháp chưng cất. Rượu cũng được thêm quả bách xù và các loại thảo mộc khác. 

Thông thường treo một giỏ chứa thảo mộc ở trên nóc của tháp chưng cất. Hơi rượu nóng bay lên hòa quyện cùng hương vị có trong thảo mộc giúp cho rượu có hương vị đặc trưng. 

Kỹ thuật chưng cất rượu gin bằng tháp chưng cất cho ra sản phẩm có hương vị ít đậm đà hơn là cách chưng cất rượu gin truyền thống. 

3.3. Cách chưng cất rượu Gin – Gin phối chế 

Ngoài hai cách kể trên, người ta cũng có thể dùng một loại rượu mạnh nào đó không có mùi, không có vị để ướp với tinh dầu chiết xuất. Cũng có thể cho thêm một ít hương liệu tự nhiên mà không cần đem đi chưng cất để tạo nên một loại rượu Gin. 

Loại này thường có tên gọi là Compound Gin. 

Kết luận 

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến rượu Gin, các loại rượu Gin và cách chưng cất rượu Gin. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.